Cuộc cách mạng mới về phục hình răng kim loại cao cấp Lần đầu tiên tích hợp giải pháp cho việc sản xuất răng kim loại/ sứ kim loại bằng hệ thống máy Cad/Cam trong labor. Trước đây, do độ cứng của vật liệu kim loại mà việc thực hiện theo phương pháp Cad/Cam là không thể. Tuy nhiên, với Sintron có kết cấu sáp và những khoảng trống trước thiêu kết nên việc thực hiện sản xuất với hệ thống Ceramill Mall được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết (cấu trúc của phôi Sintron trước khi nung kết có thể so sánh với cấu trúc sáp). Sau khi thực hiện nung thiêu kết trong lò nướng chuyên dùng cho sintron là Ceramill Argotherm – Quá trình nung thiêu kết có sự can thiệp của khí Argon. – Argon là một loại khí trơ không mùi, không màu nặng hơn không khí. Đặc tính hóa học quan trọng nhất của Argon là tính trơ của nó. Điều này khiến cho Argon trở thành một loại khí bảo vệ lý tưởng ngay cả trong môi trường nhiệt, thường dùng trong lãnh vực luyện kim và hàn. – Nhờ khí Argon mà Sintron sẽ không bị ô xi hóa bởi các loại khí có trong không khí trong quá trình nung thiêu kết ở nhiệt độ cao. 1. Chỉ định: – Mão răng toàn bộ – Cầu răng toàn bộ – Mão răng phủ sứ – Cầu răng phủ sứ lên đến 14 đơn vị – Các cánh dán, tựa răng… – Abutment cá nhân 2. Thành phần Sintron (tính theo % khối lượng)
Cobalt (Co) | 66 |
Chrome (Cr) | 28 |
Molybdenum (Mo) | 5 |
Các thành phần khác (Mn, Si, Fe) | <1 |
Thành phần liên kết hữu cơ | 1-2 |
Tuân theo tiêu chuẩn DIN EN ISO 22674:2007 về các thành phần: nickel, beryllium, gallium, cadmium |
3. So sánh về thành phần giữa hai loại thép: – Hợp kim đúc: Girobond NB (được sản xuất bởi AmannGirrbach) – Hợp kim sản xuất theo công nghệ Cad/Cam: Ceramill Sintron
|
Hợp kim đúc |
Hợp kim Cad/Cam |
Sự khác nhau |
Cobalt |
62 |
66 |
|
Chrome |
26 |
28 |
|
Molybdenum |
5 |
5 |
|
Manganese |
5 |
<1 |
Do yêu cầu về tính nóng chảy của hợp kim đúc |
Silicon |
1.2 |
<1 |
|
Iron |
<1 |
<1 |
|
Tungsten |
5 |
– |
Thay thế bằng Co cho khả năng chống ăn mòn |
Niobium |
0.15 – 0.3 |
– |
|
Nitrogen |
<0.3 |
– |
|
Cerium |
0.3 |
– |
4. Thông số kĩ thuật về những đặc tính cơ học, vật lý, hóa học sau khi thực hiện quá trình nung thiêu kết:
Độ bền lực kéo (Rm) |
830 MPa |
0.2% ứng suất phá hủy (Rp0.2) |
450 MPa |
Module đàn hồi (E) |
200 GPa |
Độ giãn rạn nứt |
20% |
Độ cứng Vickers |
280 HV10 |
Hệ số giãn nở vì nhiệt (25 – 500oC) |
14.5*10-6K-1 |
Mật độ |
8g/cm3 |
Độ rỗng (bọt) |
0% |
Mầu |
Bạc |
Mẫu oxide |
Xám xanh |
Lớp hợp kim |
Loại 4 |
5. Thực hiện kiểm tra khả năng chống ăn mòn và tính tương thích sinh học của Sintron
Hình thức kiểm tra |
Tiêu chuẩn |
Kết quả |
Kiểm tra sự ăn mòn | DIN EN ISO 10271:2001 |
ü |
Khả năng chống gỉ, mờ | DIN EN ISO 22674:2006, Pt 8.6 |
ü |
Khả năng chống sự xâm nhập của các thành phần khác | DIN EN ISO 10271:2011-10, Pt 4.1 |
ü |
Khả năng chống sự xâm nhập của các thành phần khác | DIN EN ISO 10271:2011-10, Pt 4.1 |
ü |
Đo lường khả năng ăn mòn điện hóa | DIN EN ISO 10271:2001 |
ü |
Khả năng dây dị ứng với miệng (trong vòng 24h và 72h) | DIN EN ISO 10993-5 |
ü |
Khả năng gây độc tính cấp tính | DIN EN ISO 10993-11 |
ü |
Khả năng gây các phản ứng phụ | DIN EN ISO 10993-10 |
ü |
– Như vậy, Sintron hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn về chống ăn mòn và độ tương thích sinh học – Sintron đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn yêu cầu, cũng như các tiêu chuẩn đối với hợp kim đúc thông thường. 6. Về đặc tính cơ học – Ceramill Sintron® vượt qua các yêu cầu về độ cứng trong tiêu chuẩn ISO 22674. – Biểu đồ so sánh giữa Sintron với hợp kim đúc CrCo Girobond NB Hệ số dãn nở vì nhiệt (25 – 500oC) của Sintron là 14.5×10-6/K. tương đương với hệ số dãn nở vì nhiệt của lớp sứ phủ bên ngoài. Do đó nên sự liên kết giữa lớp sườn đối với lớp sứ phủ ngoài là rất bền. 8. Độ cứng Vickers HV10 Độ cứng Vickers của Sintron thấp hơn so với hợp kim đúc Girobond NB, việc thực hiện sửa nguội hay đánh bóng sẽ thực hiện dễ hơn. 9. Những đặc điểm nổi bật khi phục hình răng với Ceramill Sintron: – Chất lượng phù hợp và phục hình hoàn toàn chính xác bởi được thực hiện trên hệ thống Cad/Cam – Sự thuận tiện tối đa, có thể phục hình cho các mão răng toàn bộ, cầu răng toàn bộ, mão răng phủ sứ, cầu răng phủ sứ… – Các quá trình Sáp, Đúc, Nguội phem sẽ không cần thiết nữa, do đó tránh được tối đa các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất. – Cho độ tin cậy tối đa trong quá trình đồng nhất và không bị biến dạng phục hình, không bị co rút… – Sản xuất theo công nghệ Cad/Cam có sự hỗ trợ của công cụ thư viện phục hình ảnh răng thay thế cho quá trình đắp sáp, thời gian thiết kế được rút ngắn tối đa và tính thẩm mỹ trong việc phục hình được tối ưu nhất. – Hoàn toàn tương thích sinh học, không gây các phản ứng phụ khi gắn lên miệng bệnh nhân, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. – Hoàn toàn không bị ăn mòn cũng như không gây hiện tượng mòn khớp đối. – Độ bền liên kết cao cho tuổi thọ của việc phục hình tối đa.